Tìm kiếm
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Người đăng tin: Thời Phước Hồ Ngày đăng tin: 06/06/2019 Lượt xem: 273


Bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay đặt ra nhiều điều kiện thuận lợi những cũng kèm theokhông ít thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư dự báo sẽ sớm diễn ra. Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì bắt buộc phải nâng cao năng lực sản xuất, năng lực đổi mới sáng tạo, trong đó không thể thiếu vai trò của ứng dụng khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu - phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang có những chính sách quyết tâm phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung, doanh nghiệp công nghệ cao nói riêng.Việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp đặc thù này tại Đà Nẵng, cụ thể là tại các khu công nghiệp trong thời gian tới cần được đặt ra.
 
1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp
 
Thành phố Đà Nẵng hiện có 06 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.066,52 ha và462 dự án đầu tư, là nơi tập trung các doanh nghiệp, hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ, công nghệ cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đà Nẵng còn có 01 khu công nghệ cao quốc gia đa ngành đa lĩnh vực và các khu công nghệ thông tin tập trung cũng góp phần tạo sức lan tỏa nâng cao năng lực ứng dụng khoa học và công nghệ, công nghệ cao tại các khu công nghiệp.Ngoài ra, Đà Nẵng còn có hệ thống Đại học Đà Nẵng và các cơ sở đạo tạo, nghiên cứu khác trên địa bàn thành phố.Đà Nẵng cũng đang chuẩn bị thành lập 03 khu công nghiệp mới theo định hướng khu công nghiệp công nghệ cao.
 
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp trong thời gian tới.
 
Hiện nay, các khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao được quy định bởi Luật Khoa học và Công nghệ và Luật Công nghệ cao, cụ thể:
 
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ“ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 06 doanh nghiệp được Sở Khoa học và Công nghệ thành phố cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó, 02 doanh nghiệp có dự án đầu tưtại Khu công nghệ cao (Công ty Cổ phần Dược Danapha, Công ty Cổ phần Công nghệ QCM), 01 doanh nghiệp đang thuê nhà xưởng sản xuất tại Khu công nghiệp Hòa Cầm(Công ty Cổ phần Châu Đà), 03 doanh nghiệp còn lại nằm ngoài các khu công nghiệp (Công ty Cổ phần Môi trường Xanh và Xanh, Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển kỹ thuật tài nguyên nước và Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ An Sinh Xanh) .
 
- Doanh nghiệp công nghệ cao “là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.Hiện nay, trong cả nước có khoảng 50 doanh nghiệp công nghệ cao đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh với hệ thống nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu và các khu công nghệ cao.Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay chưa có doanh nghiệp công nghệ cao nào (không tính các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng vốn có thể xem là doanh nghiệp công nghệ cao dù không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công nghệ cao) .
 
Qua đó, có thể thấy doanh nghiệp khoa học và công nghệ là khái niệm bao hàm cả doanh nghiệp công nghệ cao, đều là những doanh nghiệp có khả năng thực hiện đổi mới, sản xuất kinh doanh dựa trên kết quả khoa học và công nghệ, công nghệ cao. 
 
Thực trạng ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, ngay cả trong các khu công nghiệp, xuất phát từ một số rào cản như sau:
 
-Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ: Số lao động có trình độsau đại học về kỹ thuật và khoa học và công nghệ ở các doanh nghiệp rất ít. Không có doanh nghiệp nào có lao động có trình độ tiến sỹ kỹ thuật khoa học và công nghệ.
 
-Hoạt động khoa học và công nghệ: Trong số462 dự án ở các khu công nghiệp, rất ít doanh nghiệp có triển khai hoạt động nghiên cứu - phát triển, chuyển giao công nghệ.
 
-Hoạt động chuyển giao công nghệ: Nguồn công nghệ chính (nếu có)đa số doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài, rất ít doanh nghiệp tự nghiên cứu - phát triển công nghệ. Việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ chưa nghiêm túc cũng hạn chế các hoạt động chuyển giao công nghệ.
 
-Hợp tác trong nghiên cứu - phát triển: Chưa có cơ chế gắn kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trên địa bàn thành phố chưa đạt hiệu quả.
 
- Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu – phát triển: Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, hoạt động nghiên cứu – phát triển tại các doanh nghiệp còn rất hạn chế.
 
Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nhìn chung có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ trung bình, thấp, lạc hậu, quá trình đổi mới công nghệ chậm.Doanh nghiệp chưa chủ động tìm kiếm thông tin về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, xúc tiến hoạt động chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi nêu trên.
 
2. Chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao
 
Trong những năm gần đây, quy định của pháp luật về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao đang dần hoàn thiện trong đó quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ cao tại các doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất, cụ thể:
 
Bảng: So sánh chính sách ưu đãi hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất đối với một số loại hình doanh nghiệp.
 

[1]Theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ xác định khu công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo pháp luật về đầu tư; Theo Khoản 3 Điều 15, Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ xác định chính sách ưu đãi đối với khu công nghiệp, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

[1]Theo Điều 12 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ.

[1]Điểm d Khoản 1 Điều 15, Điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ.

[1]Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ; Theo Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ.

[1]Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ.

Qua bảng so sánh trên, có thể thấy doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất gần như tương đương như các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi của doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao không phụ thuộc vào địa bàn đầu tư (trong hay ngoài khu công nghiệp đều như nhau) và cao hơn nhiều so với chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp.
 
Ngoài ra, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao còn được hưởng một số chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về công nghệ cao:
 
- Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ:Được xem xét, giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước;Miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật; Được ưu tiên thuê đất, cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;Được quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn; Được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và các quỹ khác để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh;Được ưu tiên sử dụng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước; Được hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ (trong đó ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu); Được hỗ trợ khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ .
 
[1]Theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ xác định thời gian miễn, giảm tiền thuê đất đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư.

[1]Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

[1]Điểm a Khoản 2 Điều 18 Luật Công nghệ cao năm 2008. Hiện chưa có quy định khác hướng dẫn về nội dung này

[1]Điểm d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014.

[1]Theo Điều 57, 58 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, còn được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao .
 
3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp
 
Đối với thành phố Đà Nẵng, đểcó thể phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, cần triển khai một số giải pháp như:
 
- Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp cần đóng vai trò đầu mối được phân định chức năng nhiệm vụ phù hợp, đảm bảo khả năng hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, công nghệ cao cũng như đúng vai trò kết nối các doanh nghiệp với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu, nguồn nhân lực để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu – phát triển tại các doanh nghiệp.
 
- Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các chính sách đào tạo, thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đủ năng lực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu - phát triển tại doanh nghiệp.
 
- Sớm hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài nhằm hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
 
- Khuyến khích doanh nghiệp tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, tăng cường thực thi nghiêm túc Luật sở hữu trí tuệ tại các doanh nghiệp.
 
- Triển khai vận hành có hiệu quả Trung tâmƯơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tạo nguồn các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao.
 
- Đối với các khu công nghiệp mới, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao.
 
- Tăng cường quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về pháp luật, tiêu chí, chính sách ưu đãi, quy trình thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp.
 
Như vậy, việc khuyến khích phát triển, thực thi chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp góp phần tăng cường tính kết nối, hỗ trợ sự phát triển của Khu công nghệ cao đồng thời nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, tiềm lực khoa học và công nghệ, tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp không chỉ đối với thị trường trong nước và cả ở thị trường nước ngoài./.
 
Ban Quản lý (Võ Văn Chi)

TRỤ SỞ:

     Lô A17, đường Trung tâm, Khu công nghệ cao, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

    0236 3666117           

    dhpiza@danang.gov.vn

   Điện thoại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả cho công dân, tổ chức: 0236.3666100.

©© Bản quyền của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng

Giấy phép: Số 05/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 02/01/2020

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Công Tiến, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng

Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng" hoặc "www.dhpiza.danang.gov.vn" khi trích dẫn lại thông tin từ Website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Đăng nhập