Tìm kiếm
Triển khai thực hiện Quyết định số 726/QĐ-TTG ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2040 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Người đăng tin: Thời Phước Hồ Ngày đăng tin: 09/06/2023 Lượt xem: 18


Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ, nhằm hướng đến xây dựng ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; chú trọng ưu tiên phát triển một số phân ngành trọng điểm như hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược, phân bón. Hình thành chuỗi giá trị, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam và khu vực. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên. Ứng dụng công nghệ hiện đại, kinh tế số và chuyển đổi số nhằm gia tăng giá trị tăng thêm, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, thúc đẩy tích tụ vốn của các tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực hóa chất: Phân bố hợp lý lực lượng sản xuất theo ngành và vùng lãnh thổ, hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hóa chất có quy mô lớn.

Cụ thể phấn đấu tốc độ độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 10 - 11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 4 - 5% vào năm 2030; giai đoạn đến năm 2040, tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 7 - 8%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp duy trì khoảng 4 - 5%.

Ngoài ra đến năm 2030, duy trì mức đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các loại phân bón ure, lân, NPK, sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, săm lốp, khí công nghiệp, sơn - mực in thông dụng, chất tẩy rửa, pin thông dụng và phát triển thị trường xuất khẩu. Đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước các sản phẩm phân bón sunfat amon. Nâng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước bình quân của các sản phẩm hóa dầu lên 40%, hoạt chất bảo vệ thực vật lên 30%, hóa chất cơ bản lên 70%, cao su kỹ thuật lên 40%, ắc quy lên 75%. Đến năm 2040, đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước các sản phẩm hóa chất cơ bản hữu cơ, sơn đặc chủng, pin - ắc quy công nghệ cao. Nâng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước bình quân của các sản phẩm hóa dầu lên 60%, hoạt chất bảo vệ thực vật lên 50%, hóa chất cơ bản lên 80%, cao su kỹ thuật lên 50%, ắc quy lên 80%.

Để phát triển ngành công nghiệp hóa chất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2023 để tổ chức thực hiện với định hướng phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo chiều sâu, điều chỉnh cơ cấu đầu tư hướng vào các phân ngành trọng điểm; theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn; trong đó ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các phân ngành hóa chất thuộc danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư,.

Với mục tiêu phát triển các sản phẩm hiện đang có lợi thế, như: săm lốp cao su, dược phẩm, sản phẩm nhựa xây dựng, bao bì nhựa, khí công nghiệp, … trong đó, đặc biệt  chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, phát triển thương hiệu nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học – kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, như: thuốc (dược phẩm), hóa dược, mỹ phẩm cao cấp; chế phẩm sinh học dùng trong xử lý môi trường; các sản phẩm nhựa, cao su kỹ thuật cao cấp phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo khác; Phấn đấu đạt tăng trưởng ngành công nghiệp hóa chất đạt bình quân 12-15%/năm vào năm 2030; đạt bình quân 8-10% vào năm 2040; phấn đầu tăng trưởng xuất khẩu ngành công nghiệp hóa chất (chủ yếu là săm lốp cao su, cao su kỹ thuật) đạt bình quân 10-12%/năm vào năm 2030; đạt bình quân 8-10% vào năm 2040.

Các nhiệm vụ, giải pháp như: Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư dự án và thực thi pháp luật trong lĩnh vực hóa chất; Hình thành, mở rộng và phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đáp ứng nhu cầu về quỹ đất cho nhóm ngành hóa chất; Phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị công nghệ; Nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp; Coi trọng công tác bảo vệ môi trường trong phát triển ngành công nghiệp hóa chất.

Mai Thị Hà An
PHÒNG QUẢN LÝ, XT&HTĐT

 


TRỤ SỞ:

     Lô A17, đường Trung tâm, Khu công nghệ cao, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

    0236 3666117           

    dhpiza@danang.gov.vn

   Điện thoại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả cho công dân, tổ chức: 0236.3666100.

©© Bản quyền của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng

Giấy phép: Số 05/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 02/01/2020

Trưởng Ban biên tập: Trần Văn Tỵ, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng

Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng" hoặc "www.dhpiza.danang.gov.vn" khi trích dẫn lại thông tin từ Website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Đăng nhập